Quảng Cáo Truyền Hình Và Những Điều Cần Biết

Quảng cáo truyền hình không phải là hình thức truyền thông mới nhưng hiệu quả mà nó mang lại không phải loại hình quảng cáo nào cũng có được. Hình thức này là sự kết hợp hài hòa sinh động giữa âm thanh và hình ảnh từ đó thu hút được người nge, người xem và cung cấp cho họ những thông tin hữu ích về sản phầm nhiều và sâu hơn so với các loại hình quảng cáo khác. VNP đã cùng với nhiều nhãn hàng và nhiều doanh nghiệp lớn thực hiện được số lượng nhiều các quảng cáo trên các kênh truyền hình.

Quảng cáo truyền hình
Quảng cáo truyền hình

Tổng quan quảng cáo truyền hình 

Quảng cáo truyền hình là gì?

-Đây được coi là “ông vua” của ngành quảng cáo truyền thông khi thông qua việc sử dụng các kênh truyền hình để quảng bá thông tin sản phẩm đến với khách hàng.

-Hình thức này tiếp cận được số lượng người xem một cách tối đa và hiệu quả nhất, hình thức tiếp cận khách hàng được kết hợp giữa âm thanh, hình ảnh, màu sắc, kỹ xảo đẹp mắt thu hút người xem.

-Dù không phải hình thức quảng bá thương hiệu mới nhưng nó vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp.

Một số hình thức quảng cáo trên truyền hình

-TVC (Television Commercial):

+/ Đây được coi là hình thức quảng cáo truyền hình hiệu quả nhất hiện nay. TVC thông thường sẽ là một đoạn clip quảng cáo có thời lượng từ 15-60s được phát song xen kẽ trước, sau hoặc giữa các chương trình truyền hình.

+/ Loại hình quảng cáo này truyền tải được nội dung, hình ảnh, thông tin sản phẩm đến với khách hàng, người xem một cách tối đa và phong phú nhất đồng thời không bị giới hạn về đối tượng khách hàng cũng như thời gian hay không gian địa lý.

+/ Hiệu quả của quảng cáo TVC khá cao nhưng đi kèm với đó là chi phí cũng không hề rẻ. Nếu nững doanh nghiệp có chi phí cho quảng cáo thấp thì hãy cân nhắc trước khi áp dụng dịch vụ này.

-Quảng cáo bằng chạy chữ, panel/logo

+/ Đây là hình thức quảng cáo đơn giản và khá phổ biến hiện nay của dịch vụ quảng cáo truyền hình. Những hình thức này cho phép doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm thông qua các thông điệp quảng cáo được chạy song song với chương trình truyền hình ngay bên dưới màn hình TV. Hay đặt logo trong trường quay hoặc bên dưới góc màn hình Tv khi thời lượng chương trình được phát song.

-Quảng cáo bằng Pop-up:

+/ Cũng giống với chạy chữ hoặc panel, quảng cáo bằng pop-up được thực hiện song song với chương trình ở bên dưới màn hình TV. Đây là hình thức quảng cáo truyền hình khá được các doanh nghiệp ưa chuộng.

+/ Hình thức quảng cáo này khá mới và hiện đại, có thể được quảng cáo trực tiếp trong chương trình, không phải gián đoạn hay cắt cảnh, người xem có thể vừa theo dõi chương trình vừa xem được quảng cáo cùng một lúc. Song bên cạnh đó do quảng cáo dạng pop-up thường khá nhỏ nên các hình ảnh và nội dung quảng cáo thường sẽ không được hiển thị rõ ràng, khó nhìn hơn so với các loại hình quảng cáo khác.

Quảng cáo truyền hình bằng hình thức Pop-up
Quảng cáo truyền hình bằng hình thức Pop-up

-Quảng cáo thông qua tài trợ chương trình.

+/ Hình thức này khá phổ biến và là lựa chọn được ưu tiên của một số doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp sẽ quảng bá sản phẩm của mình thông qua việc tài trợ cho các chương trình, gameshow giải trí.

+/ Có hai hình thức để tài trợ chương trình: tài trợ phát songs và tài trợ sản xuất chương trình. (Ví dụ: Oppo là nhà tài trợ cho “Bố ơi mình đi đâu thế”…)

Thực trạng quảng cáo truyền hinh ở Việt Nam

Hiện nay, quảng cáo truyền hình vẫn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam, mặc dù đang phải đối mặt với một số thách thức và thay đổi trong môi trường truyền thông.

Sự gia tăng của kênh truyền thông số: Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các nền tảng truyền thông số như YouTube, Facebook, Zalo, quảng cáo trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh với quảng cáo truyền hình, khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc chuyển đổi phần ngân sách quảng cáo sang các kênh trực tuyến.

Điều chỉnh chi phí quảng cáo: Chi phí quảng cáo truyền hình ở Việt Nam cũng vẫn khá cao, đặc biệt đối với các kênh phổ biến như VTV, VTC, HTV. Điều này đã khiến một số doanh nghiệp nhỏ và vừa có hạn chế trong việc sử dụng quảng cáo truyền hình, đặc biệt là khi các kênh truyền thông số cung cấp các lựa chọn quảng cáo với ngân sách linh hoạt hơn.

Tính hiệu quả của quảng cáo truyền hình: Hiệu quả của quảng cáo truyền hình vẫn được đánh giá cao trong việc tiếp cận đại chúng rộng lớn và tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với khán giả. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp nhỏ, việc đo lường hiệu quả và tương tác của quảng cáo truyền hình có thể là một thách thức.

Chuyển đổi sang quảng cáo kỹ thuật số: Nhiều doanh nghiệp và nhãn hàng ở Việt Nam đang tăng cường chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến và quảng cáo kỹ thuật số. Điều này đồng nghĩa với việc một phần ngân sách quảng cáo được chuyển từ quảng cáo truyền hình sang các kênh truyền thông số, nơi mà khách hàng tiềm năng và người tiêu dùng trẻ tuổi tập trung nhiều hơn.

Dù vậy, quảng cáo truyền hình vẫn duy trì vai trò quan trọng và cung cấp một phương tiện tiếp cận đáng tin cậy để tiếp đến khách hàng trên một quy mô lớn. Các kênh truyền hình như VTV, HTV, VTC vẫn thu hút một lượng lớn khán giả và cung cấp một môi trường quảng cáo ổn định và đáng tin cậy.

Ngoài ra, quảng cáo truyền hình cũng được sử dụng để xây dựng nhận diện thương hiệu và tạo sự tương tác với khách hàng. Các quảng cáo truyền hình sử dụng hiệu ứng âm thanh, hình ảnh đặc sắc và câu chuyện sáng tạo để thu hút sự chú ý của khán giả và tạo dấu ấn cho thương hiệu.

Đặc biệt, quảng cáo truyền hình còn giúp các doanh nghiệp tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu, đặc biệt là những người không sử dụng hoặc không có kết nối Internet ổn định. Việc đa dạng hóa chiến lược quảng cáo và sử dụng cả quảng cáo truyền hình và quảng cáo trực tuyến có thể giúp tăng cường khả năng tiếp cận và tạo sự nhớ đối với khách hàng.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa hiệu quả của quảng cáo truyền hình, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng chiến dịch quảng cáo được thiết kế một cách chuyên nghiệp và phù hợp với đối tượng khách hàng. Nắm bắt xu hướng xem truyền hình, lựa chọn kênh phát sóng phù hợp và cung cấp nội dung hấp dẫn và gây chú ý là những yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả cao.

Tổng kết lại, quảng cáo truyền hình vẫn có tính hiệu quả ở Việt Nam bởi sự tiếp cận đại chúng rộng lớn, khả năng tạo sự nhớ đối với khách hàng và khả năng xây dựng nhận diện thương hiệu. Mặc dù đang có sự cạnh tranh từ các kênh truyền thông số, quảng cáo truyền hình vẫn duy trì vai trò quan trọng và được sử dụng trong một chiến lược tiếp thị đa kênh để tối đa hóa tầm ảnh hưởng.

Tỷ lệ quảng cáo truyền hình

Tỷ lệ quảng cáo truyền hình thường được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm thời gian phát sóng được dành cho quảng cáo so với tổng thời gian phát sóng của một chương trình truyền hình. Tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo kênh truyền hình và loại chương trình.

Trong nền truyền hình truyền thống, tỷ lệ quảng cáo truyền hình thông thường dao động từ 10% đến 20% của tổng thời gian phát sóng. Điều này có nghĩa là mỗi giờ phát sóng của một chương trình truyền hình, khoảng 6 đến 12 phút được dành cho quảng cáo.

Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại chương trình và khung giờ phát sóng. Các chương trình truyền hình phổ biến như phim truyền hình, gameshow, tin tức có thể có tỷ lệ quảng cáo cao hơn so với các chương trình nghệ thuật hay phim chiếu rạp. Đặc biệt, trong khung giờ cao điểm, tỷ lệ quảng cáo có thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu quảng cáo cao hơn từ các nhà quảng cáo.

Ngoài ra, đối với các kênh truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh, tỷ lệ quảng cáo cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu doanh thu và chính sách quảng cáo của từng kênh.

Tóm lại, tỷ lệ quảng cáo truyền hình thường nằm trong khoảng 10% đến 20% của tổng thời gian phát sóng, nhưng có thể biến đổi tùy thuộc vào loại chương trình, khung giờ và kênh truyền hình cụ thể.

 

Ưu nhược điểm quảng cáo truyền hình

Ưu diểm của hình thức quảng cáo truyền hình.

-Có khả năng gây chú ý nhanh, thu hút được nguồn khách hàng tiềm năng:

+/ Quảng cáo truyền hình là sự kết hợp của nhiều yếu tố: âm thanh, hình ảnh, màu sắc, kỹ xảo… sống động, cuốn hút tác động đến cảm nhận cúa các giác quan của người xem: thị giác, thính giác…vậy nên nó có thể nhanh chóng gây ấn tượng với người xem, sự kích thích vào các giác quan khiến cho nội dung quảng cáo dễ dàng đi vào tâm trí người xem.

+/ Nhờ những đoạn phim ngắn vui nhộn, hay những giai điệu mà quảng cáo truyền hình truyền tải không chỉ thu hút được ánh mắt người xem mà còn có thể lôi kéo được một lượng lớn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu thì 47% người nói rằng họ tìm kiếm sau khi xem quảng cáo truyền hình trong khi 35% người đã mua một cái gì đó sau khi nhìn thấy quảng cáo trên tivi.

+/ Đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ rất yêu thích quảng cáo vì màu sắc bắt mắt và âm thanh sống động. Hầu hết những gia đình có trẻ nhỏ sẽ có tần suất xem quảng cáo trên truyền hình khá nhiều và khi tần suất các bé xem và yêu thích quảng cáo càng lớn thì khả năng tiếp cận đến những đối tượng có khă nưng mua hàng trong gia đình sẽ tăng lên. Điều này sẽ thúc đấy doanh số bán hàng và thu hút được nguồn khách hàng tiêu dùng rất lớn.

-Có khả năng tiếp cận khách hàng ở phạm vi rộng:

+/ Truyền hình chính là phương tiện tiếp cận được nhanh và tối đa nhất lượng người xem bất kể mọi ngành nghề, lứa tuổi. Lợi ích này xuất phát từ tính đại chúng của phượng tiện truyền hình. Theo kết quả nghiên cứu thị trường truyền thông của  TNS Media Việt Nam (thuộc Kantar Media) cho thấy tivi là đồ dùng gia đình phổ biến nhất tại Việt Nam, với 83% hộ gia đình có tivi, trong đó 27% hộ gia đình có từ 2 tivi trở lên. Đa số người dân Việt Nam đều xem tivi hàng ngày, từ 200-256 phút/ngày. Như vậy khi phát sóng thông diệp quảng cáo thông qua phương tiện truyền hình có thể tiếp cận được với một lượng người xem trên phạm vi rất lớn, có khả năng tiếp cận được đến 60% các hộ gia đình.

+/ Hơn nữa việc có nhiều kênh truyền hình từ trung ương cho đến địa phương, từ những kênh truyền hình chuyên dùng để phát sóng những tin tức xã hội, chính trị đến những kênh truyền hình cho trẻ nhỏ hay dành riêng cho phim truyền hình cũng là lợi thế cho doanh nghiệp trong quá trình chọn lựa.

-Có khả năng giới hạn phạm vi địa lý, chọn lọc được đối tượng, khu vực khách hàng mong muốn:

+/ Như đã nói ở trên các kênh truyền hình rất đa dạng từ trung ương đến địa phương vậy nên phạm vi phủ sóng địa lý của mỗi kênh cũng là khác nhau sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn được phạm vi muốn quảng cáo. Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu trong việc nghiên cứu, thử nghiệm phản ứng khách hàng với sản phẩm, xây dựng chiến lược marketing hợp lý, phân phối và chọn lọc được sản phẩm quảng bá phù hợp với từng khu vực và dân cư thuộc khu vực đó.

-Có khả năng tiếp cận khán giả khi họ đang tập trung nhất:

+/ Thông thường quảng cáo sẽ được phát trước hoặc sau hoặc giữa các chương trình truyền hình ăn khách hay những bản tin thời sự nóng thu hút được nhiều người xem. Điều này có nghĩa là thông điệp quảng cáo của các doanh nghiệp sẽ được phát sóng trong lúc mà người xem đang tập trung nhất và nó sẽ rất dễ thu hút được sự chú ý của người nghe, người xem đài.

-Cho phép doanh nghiệp sáng tạo những dấu ấn trong các mẫu quảng cáo:

+/ Việc truyền tải thông điệp quảng cáo thông qua phương tiện truyền hình với những âm thanh, hình ảnh và màu sắc sống động cho phép các doanh nghiệp sáng tạo và mang cá tính riêng của mình vào từng đoạn phim quảng cáo. (VD: Hình ảnh ba chú bò sữa nhảy múa trong quảng cáo sữa vinamik, giai điệu bắt tai trong đoạn quảng cáo của shopee,…) Đây cũng là một lợi thế rất lớn với những công ty vừa và nhỏ khi chỉ duy trì doanh thu dựa vào nguồn khách hàng quen tạo ra được dấu ấn của riêng mình khiến mọi người phải nhớ và khơi gợi được nhu cầu mua sản phẩm của người xem.

Ưu nhược điểm quảng cáo truyền hình
Ưu nhược điểm quảng cáo truyền hình

Nhược điểm của quảng cáo truyền hình

-Chi phí quảng cáo tuyệt đối trên truyền hình rất lớn:

+/ Tuy chi phí dành cho một spot (1 lần quảng cáo) quảng cáo trên truyền hình không quá cao  nhưng để tạo được dấu ấn trong lòng người xem, định vị được thương hiệu cũng như tiếp cận được khách hàng tiềm năng thì lại đòi hỏi sự lặp lại quảng cáo với tần suất lớn, nhiều lần gộp lại sẽ khiến cho chi phí quảng cáo bị nâng lên. Đặc biệt là trong những khung giờ vàng khi phát sóng truyền hình như trước khi dự báo thời tiết, dự báo 247… chi phí phải trả cũng sẽ cao hơn rất nhiều (VD: quảng cáo trong khung giờ C11-500tr/phút)

+/ Ngoài ra chi phí quảng cáo truyền hình cao lên cũng một phần do việc phải chi trả cho chi phí dàn dựng phim quảng cáo. Với những đoạn quảng cáo mà doanh nghiệp quyết định mời các ngôi sao, nghệ sĩ nổi tiếng tham gia thì chi phí này sẽ càng nhân lên gấp nhiều lần. Tất cả những điều này vô hình chung đã khiến cho quảng cáo truyền hình có mức giá cực kì lớn khi áp dụng, vậy nên các doanh nghiệp sẽ cần cân nhắc rất kỹ lưỡng nếu quyết định sử dụng nó trong chiến lược quảng bá thương hiệu nhất là các công ty nhỏ và vừa.

-Có sự hạn chế lớn về mặt thời gian quảng cáo:

+/ Sự phát triển của các doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh thì yêu cầu về quảng cáo và làm thương hiệu cũng ngày càng lớn. Theo đó việc quảng cáo trên truyền hình cũng sẽ ngày càng có những hạn chế nhất định về thời lượng phát sóng quảng cáo. Điều này cũng đồng nghĩa với cơ hội để quản cáo của mình được phát sóng trên những kênh thông tin lớn, ưng ý sẽ bị thu hẹp lại. (VD: 1 bản tin thời sự buổi sáng nếu chỉ có khoảng 15p phát sóng vậy thời lượng cho quảng cáo sẽ chỉ khoảng 3p tương đương với sẽ chỉ có khoảng 3-4 đoạn quảng cáo từ 45-60s được phát sóng).

+/ Sự hạn chế về mặt thời lượng phát sóng này cũng góp phần tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để giành được 1 spot quảng cáo trên kênh truyền hình ưng ý.

-Rất khó để thay đổi nội dung quảng cáo truyền hình:

+/ Đối với các loại hình quảng cáo khác như: báo chí, internet, xe bus… thì sẽ rất dễ dàng trong việc thay đổi nội dung quảng cáo, cập nhật thông tin sản phẩm, giá cả… Nhưng đối với quảng cáo truyền hình việc thay đổi này lại không đơn giản như vậy. Thay đổi nội dung quảng cáo truyền hình đồng nghĩa với việc phải bỏ đi gần như hoàn toàn nội dung của đoạn quảng cáo trước đó để tiến hành quay chụp, dàn dựng lại một đoạn phim quảng cáo mới. Điều này vừa đòi hỏi thời gian, công sức lại yêu cầu chi phí lớn và những thủ tục phức tạp khác. Vậy nên việc thay đổi này không thể diễn ra thường xuyên và đoạn phim quảng cáo được mỗi doanh nghiệp sử dụng sẽ đòi hòi mức độ tỉ mỉ, hấp dẫn rất cao, thu hút được người xem nhằm mục đích sử dụng trong thời gian dài.

Quảng cáo truyền hình còn hiệu quả không

Quảng cáo truyền hình đã tồn tại từ lâu và là một phương tiện truyền thông truyền thống quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng. Mặc dù trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các kênh truyền thông số, có nhiều người đặt câu hỏi liệu quảng cáo truyền hình còn hiệu quả hay không. Dưới đây là một số yếu tố để cân nhắc.

Phạm vi và tầm ảnh hưởng: Truyền hình vẫn là một trong những phương tiện tiếp cận đại chúng rộng lớn nhất. Với sự phổ biến của truyền hình trong hầu hết các hộ gia đình và khả năng phát sóng đến nhiều khu vực, quảng cáo truyền hình có thể đạt tới một số lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Hiệu ứng âm thanh và hình ảnh: Truyền hình cung cấp một trải nghiệm tương tác đa chiều thông qua hiệu ứng âm thanh và hình ảnh. Quảng cáo truyền hình có thể tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, tạo sự gắn kết và tạo ra sự nhớ đối với khán giả. Hiệu quả của quảng cáo truyền hình nằm trong khả năng tạo ra một trải nghiệm trực quan và hấp dẫn cho khách hàng.

Đối tượng tiếp cận: Mặc dù có sự gia tăng của các kênh truyền thông số và xu hướng xem video trực tuyến, vẫn còn rất nhiều người tiếp tục xem truyền hình truyền thống. Đối tượng tiếp cận của quảng cáo truyền hình có thể là những người không tiếp xúc nhiều với các nền tảng trực tuyến hoặc không đặt nhiều niềm tin vào các nguồn tin trên Internet.

Hiệu quả chi phí: Mặc dù quảng cáo truyền hình có thể tốn kém hơn so với các hình thức quảng cáo trực tuyến, nó vẫn có thể mang lại hiệu quả chi phí tốt đối với các doanh nghiệp lớn. Quảng cáo truyền hình có thể đạt tới một lượng lớn khán giả mục tiêu trong một thời gian ngắn và mang lại giá trị với s

Tính tương tác và tính nhớ đối tác: Một điểm mạnh của quảng cáo truyền hình là khả năng tạo sự tương tác và nhớ đối tác. Khi khán giả xem một quảng cáo trên truyền hình, họ có thể dễ dàng tương tác với nội dung qua việc gọi điện thoại, truy cập vào trang web hoặc tham gia các cuộc thăm dò ý kiến. Điều này giúp tạo ra sự tương tác trực tiếp với khách hàng và tăng khả năng nhớ đối tác.

Tạo niềm tin và uy tín: Quảng cáo truyền hình trên các kênh phổ biến và đáng tin cậy có thể giúp xây dựng niềm tin và uy tín cho một thương hiệu. Khách hàng có xu hướng tin tưởng hơn vào các quảng cáo truyền hình trên các kênh đã được phát sóng lâu đời và được công nhận.

Kết hợp với chiến lược tiếp thị đa kênh: Quảng cáo truyền hình có thể được tích hợp vào một chiến lược tiếp thị đa kênh, bổ sung cho các hoạt động quảng cáo trực tuyến khác như quảng cáo trên mạng xã hội, tìm kiếm trực tuyến và email marketing. Bằng cách sử dụng quảng cáo truyền hình cùng với các kênh khác, doanh nghiệp có thể tăng cường sự hiện diện và nhận diện thương hiệu của mình.

Mặc dù quảng cáo truyền hình đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các kênh truyền thông số và xu hướng trực tuyến, nó vẫn mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và xây dựng nhận diện thương hiệu. Sự lựa chọn sử dụng quảng cáo truyền hình còn phụ thuộc vào mục tiêu, đối tượng và ngân sách của mỗi doanh nghiệp.

Lợi ích của quảng cáo trên truyền hình.

-Đối với doanh nghiệp:

+/ Cung cấp những thông tin cơ bản, đặc trưng về sản phẩm đến người tiêu dùng: Khi sử dụng dịch vụ quảng cáo truyền hình để thực hiện chiến lược marketing doanh nghiệp có thể cùng một lúc, nhanh chóng truyền tải cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản về sản phẩm, những ưu thế và đặc trưng riêng của nó so với những sản phẩm có cùng công dụng trên thị trường từ đó tạo ra dấu ấn riêng của sản phẩm, thu hút người mua hàng.

+/ Hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm: Không chỉ phô bày được những ưu thế vượt trội, thông tin cơ bản về sản phẩm mà việc những đoạn phim quảng cáo tràn ngập âm thanh và màu sắc sinh động chính là cách tốt nhất để truyền tải cho người xem cách sử dụng sản phẩm sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Đơn cử như với những đồ dùng gia dụng, làm bếp thì việc dựng một đoạn phim quảng cáo mà trực tiếp sử dụng những sản phẩm đó trong thực tế sẽ có thể mang đến cho khách hàng những công dụng của nó một cách nhanh gọn và trực tiếp nhất.

+/ Tạo dựng thương hiệu và góp phần mở rộng mạng lưới phân phối: Từ việc có nhiều người biết đến thương hiệu cũng như sản phẩm sẽ vừa góp phần quảng báo, tạo dựng vị thế thương hiệu trong lòng người tiêu dùng lại vừa thúc đẩy doanh số bán hàng, góp phần mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Thậm chí ngày nay còn có thể vừa quảng cáo vừa tiến hành bán hàng cũng lúc thông qua truyền hình bằng cách để lại hotline bán hàng cũng là một lợi thế không nhỏ nâng cao doanh số, mở rộng thị trường của doanh nghiệp

-Đối với người tiêu dùng:

+/ Cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin về sản phẩm, cách dùng tính năng mới một cách nhanh chóng, tiện lợi, trực quan và sinh động nhất đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm tiêu dùng trên thị trường, giúp người xem tìm kiếm được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mỗi người.

+/ Thông tin đến cho người xem cách phân biệt hàng thật và hàng nhái, đưa ra những khuyến cáo và lời khuyên bổ ích về các sản phẩm cũng như những cơ sở, địa chỉ bán hàng uy tín. Thông thường các đoạn phim quảng cáo trước khi được phát sóng đều phải trải qua quá trình kiểm tra nội dung của đài truyền hình, nếu có những nội dung không phù hợp thường sẽ bị cắt bỏ. Điều này cũng phần nào giúp cho người tiêu dùng có them một kênh thông tin mua sắm đáng tin cậy.

Lợi ích quảng cáo trên truyền hình
Lợi ích quảng cáo trên truyền hình

Các bước để thực hiện một quảng cáo truyền hình

Quảng cáo truyền hình yêu cầu về quá trình thực hiện rất phức tạp, mỗi một công đoạn đều cần thực hiện cực kỳ tỉ mỉ, cẩn thận. Dưới đây là các bước để doanh nghiệp tham khảo khi thực hiện một quảng cáo trên truyền hình của công ty Truyền thông sức mạnh Việt Nam (VNP):

Bước 1: Trao đổi với doanh nghiệp về những yêu cầu, ý tưởng khi thực hiện dịch vụ

+/ Yêu cầu của khách hàng về quảng cáo: muốn phát sóng vào khung giờ nào, phát sóng trên kênh nào,…

+/ Lên ý tưởng, dựng đoạn phim quảng cáo:

Nếu doanh nghiệp đã có sẵn đoạn phim quảng cáo thì chỉ cần gửi đoạn phim cho bên công ty

Nếu doanh nghiệp chưa có sẵn phim quảng cáo công ty sẽ hỗ trợ lên ý tưởng và dựng phim cho doanh nghiệp

Bước 2: Thuê ekip sản xuất, quay dựng phim quảng cáo và hoàn thiện TVC/clip

Bước 3: Xin giấy phép quảng cáo truyền hình

Thông thường xin giấy phép quảng cáo truyền hình sẽ do nhà Đài nhận phát quảng cáo tiến hành thẩm định nội dung và nếu thông qua sẽ được phát mã quảng cáo.

Đối với một số sản phẩm quảng cáo đặc thù như: quảng cáo thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm… thì trước khi xin giấy phép quảng cáo của bên đài truyền hình sẽ phải xin giấy phép quảng cáo của các cơ quan chức năng có thẩm quyền (cục vệ sinh ATTP, cục quản lý dược- Bộ y tế…)

Bước 4: Đàm phán kí hợp đồng phát sóng

Bước 5: Phát sóng – nghiệm thu.

Những lưu ý khi tiến hành quảng cáo truyền hình

-Tìm hiểu kĩ và lên kế hoạch rõ ràng trước khi thực hiện quảng cáo trên truyền hình

+/ Có rất nhiều doanh nghiệp không hề có kế hoạch booking quảng cáo trước đó liên quan đến khung giờ phát song, kênh phát sóng mà thường sẽ làm TVC xong mới tiến hành chọn kênh và giờ phát sóng. Điều này sẽ không quá khó khăn với những doanh nghiệp đã từng có kinh nghiệm làm quảng cáo truyền hình trước đó nhưng với những doanh nghiệp mới bắt đầu làm quảng cáo truyền hình thì sẽ rơi vào “ma trận” trong việc lựa chọn khung giờ, đài và kênh phát sóng với hàng trăm kênh truyền hình khác nhau. Đây không phải điều dễ dàng để lựa chọn được kênh và giờ phát sóng hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất, vậy nên hãy cân nhắc và lên kế hoạch cụ thể trước khi tiến hành quảng cáo.

-Chọn lựa đơn vị làm quảng cáo uy tín và chất lượng.

+/ Việc lựa chọn được đơn vị làm quảng cáo uy tín trước khi tiến hành chiến dịch là một việc rất cần thiết. Hãy cân nhắc và tìm hiểu kĩ trước khi quyết định đặt bút kí hợp đồng với một công ty truyền thông nào đó. Doanh nghiệp nên tìm kiếm và hợp tác với những công ty, đơn vị đã có kinh nghiệm và những thành công nhất định trong việc quảng cáo truyền hình để tránh việc quảng bá bị gián. Đồng thời việc tìm kiếm được một đối tác uy tín sẽ làm giảm bớt những thiệt hại về thời gian, công sức và chi phí phát sinh.

-Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục liên quan đến quá trình quảng cáo truyền hình.

+/ Thông thường để tiến hành quảng cáo truyền hình sẽ phải xin cấp phép và điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ có liên quan đẻ quá trình này diễn ra suôn sẻ. Ngoài nội dung, kịch bản quảng cáo, đĩa CD và một số giấy tờ chứng nhận liên quan đến sản phẩm gửi cho đài truyền hình để xét duyệt thì như đã nói nếu trường hợp sản phẩm quảng cáo là đặc thù thì sẽ cần phải có cả giấy phép quảng cáo của cơ quan chức năng có liên quan đến sản phẩm quảng cáo.

-Những điều kiện cần thiết của doanh nghiệp để có thể tiến hành quảng cáo truyền hình.

+/ Sản phẩm quảng cáo phải đảm bảo chất lượng có giấy chứng nhận của cơ quan chức năng hoặc văn bản đã được công bố

+/ Sản phẩm nếu có liên quan đến hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận kinh doanh hợp pháp của cơ quan chức năng.

+/ Sản phẩm quảng cáo nếu thuộc về trí tuệ thì cần có giấy chứng nhận sở hữu trí tuệ của cơ quan chức năng.

Chiến lược quảng cáo truyền hình

Chiến lược quảng cáo truyền hình là quá trình xác định mục tiêu, lựa chọn kênh phát sóng, thiết kế và triển khai các chiến dịch quảng cáo truyền hình nhằm tiếp cận khách hàng mục tiêu và tạo dấu ấn cho thương hiệu. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần xem xét trong chiến lược quảng cáo truyền hình:

Xác định mục tiêu: Đầu tiên, cần xác định rõ mục tiêu của chiến dịch quảng cáo truyền hình. Mục tiêu có thể là tăng nhận diện thương hiệu, tăng doanh số bán hàng, tạo sự gắn kết với khách hàng, hoặc thông báo về một sản phẩm, dịch vụ mới.

Nghiên cứu đối tượng khách hàng: Hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu là một yếu tố quan trọng. Nghiên cứu về độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi tiêu dùng và xu hướng xem truyền hình của khách hàng sẽ giúp tạo ra nội dung và lựa chọn kênh phát sóng phù hợp.

Lựa chọn kênh phát sóng: Dựa trên đối tượng khách hàng và mục tiêu, lựa chọn kênh truyền hình phù hợp là quan trọng. Có thể xem xét các kênh truyền hình truyền thống như VTV, HTV, VTC, các kênh truyền hình cáp, hoặc kênh truyền hình vệ tinh.

Thiết kế nội dung quảng cáo: Nội dung quảng cáo truyền hình cần gây chú ý và tạo sự tương tác với khán giả. Sử dụng hiệu ứng âm thanh, hình ảnh sáng tạo và câu chuyện thu hút để tạo dấu ấn cho thương hiệu và nắm bắt sự chú ý của khán giả.

Đo lường và đánh giá hiệu quả: Sau khi triển khai chiến dịch quảng cáo truyền hình, việc đo lường và đánh giá hiệu quả là cần thiết để đảm bảo sự thành công của chiến dịch. Sử dụng các công cụ và phương pháp đo lường như đánh giá lưu lượng khách hàng, tần suất tiếp cận, nhận diện thương hiệu, tương tác khán giả và tăng trưởng doanh số để đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chiến lược quảng cáo khi cần thiết.

Kết hợp với các kênh truyền thông khác: Để tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, quảng cáo truyền hình có thể được kết hợp với các kênh truyền thông khác như quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên mạng xã hội, tìm kiếm trực tuyến và email marketing. Sự kết hợp này giúp tăng cường khả năng tiếp cận và tạo sự nhớ đối với khách hàng thông qua việc tái tạo thông điệp quảng cáo trên nhiều nền tảng.

Điều chỉnh và cải thiện: Chiến lược quảng cáo truyền hình không phải là một quy trình tĩnh lặp đi lặp lại. Quan sát và phản hồi từ khách hàng, theo dõi kết quả và đánh giá hiệu quả, từ đó điều chỉnh và cải thiện chiến lược quảng cáo là điều cần thiết. Luôn cập nhật và thích nghi với sự thay đổi của đối tượng khách hàng và môi trường truyền thông là chìa khóa để duy trì sự hiệu quả của quảng cáo truyền hình.

Tổng kết, chiến lược quảng cáo truyền hình cần xác định mục tiêu, lựa chọn kênh phát sóng, thiết kế nội dung hấp dẫn, xác định tần suất và thời điểm phát sóng, đo lường hiệu quả và điều chỉnh liên tục. Kết hợp với các kênh truyền thông khác và cải thiện liên tục là cách để tận dụng tối đa tiềm năng và hiệu quả của quảng cáo truyền hình.

Quảng cáo truyền hình của vinamilk

Quảng cáo truyền hình của Vinamilk, một trong những thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam, đã chơi một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và nâng cao nhận diện thương hiệu của họ. Vinamilk đã sử dụng quảng cáo truyền hình để tiếp cận khách hàng tiềm năng và tạo dấu ấn cho sản phẩm và giá trị của mình. Dưới đây là một số ví dụ về chiến dịch quảng cáo truyền hình của Vinamilk:

Quảng cáo “Vinamilk – Sữa tươi cho mỗi gia đình”: Đây là một chiến dịch quảng cáo truyền hình rất phổ biến và gắn liền với thương hiệu Vinamilk. Chiến dịch này thường tập trung vào gia đình và mang thông điệp về giá trị dinh dưỡng và sức khỏe mà sữa Vinamilk mang lại. Quảng cáo này thường truyền tải hình ảnh các gia đình hạnh phúc và khỏe mạnh sử dụng sữa Vinamilk trong cuộc sống hàng ngày.

Quảng cáo “Vinamilk – Sữa học đường cho tương lai”: Đây là một chiến dịch quảng cáo truyền hình nhằm nhắm đến đối tượng học sinh và sinh viên. Quảng cáo tập trung vào giá trị dinh dưỡng của sữa Vinamilk trong việc hỗ trợ sự phát triển trí tuệ và sức khỏe cho các thế hệ trẻ. Thông điệp chủ đạo của quảng cáo là sữa Vinamilk là nguồn năng lượng và sức mạnh cho sự thành công trong học tập và cuộc sống.

Quảng cáo “Vinamilk – Sữa dinh dưỡng cho người lớn tuổi”: Vinamilk cũng đã có những chiến dịch quảng cáo dành riêng cho đối tượng người lớn tuổi. Quảng cáo này tập trung vào giá trị dinh dưỡng của sữa Vinamilk trong việc chăm sóc sức khỏe và sự phát triển cho người già. Thông điệp nhấn mạnh sữa Vinamilk là lựa chọn tốt cho sức khỏe và hạnh phúc của người lớn tuổi.

Qua những chiến dịch quảng cáo truyền hình này, Vinamilk đã xây dựng được nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Quảng cáo truyền hình của Vinamilk thường mang đến những thông điệp tích cực về giá trị dinh dưỡng, sức khỏe và hạnh phúc gia đình. Các quảng cáo thường sử dụng cảm xúc và kịch bản sáng tạo để tạo sự kết nối với khán giả và truyền tải thông điệp chân thành.

Ngoài ra, Vinamilk cũng đã khéo léo kết hợp quảng cáo truyền hình với các hoạt động truyền thông khác, như quảng cáo trên mạng xã hội, sự kiện, tài trợ chương trình truyền hình và các hoạt động gắn kết cộng đồng. Việc kết hợp các kênh truyền thông này tạo ra một chiến dịch toàn diện và tăng cường sự hiệu quả của quảng cáo truyền hình.

Qua nhiều năm hoạt động và đầu tư vào quảng cáo truyền hình, Vinamilk đã xây dựng được một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy trong lòng khách hàng. Quảng cáo truyền hình của Vinamilk không chỉ đóng góp vào việc tăng doanh số bán hàng, mà còn giúp xây dựng lòng tin và gắn kết khách hàng với thương hiệu này.

Tuy nhiên, để duy trì sự hiệu quả của quảng cáo truyền hình, Vinamilk cần tiếp tục đổi mới và thích nghi với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng và thị trường. Đồng thời, đo lường hiệu quả và đánh giá phản hồi từ khách hàng sẽ giúp Vinamilk điều chỉnh và cải thiện chiến lược quảng cáo để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho khách hàng trong việc xây dựng và tiến hành chiến dịch quảng cáo truyền hình. Nếu có thắc mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi, VNP xin cam kết về dịch vụ quảng cáo truyền hình với chính sách chiết khấu cao, tư vấn hiệu quả và tận tâm.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY TRUYỀN THÔNG SỨC MẠNH VIỆT NAM

Địa chỉ ĐKKD         : Số 15 ngách 97/62, ngõ 62 Phố Ngọc Hà, Phường Đội Cấn, Quận Ba Đình, Tp Hà Nội.

Vp Hà Nội              : Tầng 5, Tòa Nhà Thuận Phát, số 15 ngõ 5 Phố Thọ Tháp, Quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội.

Vp HCM                 : Phòng 304, tòa nhà SGCC Building, số 607 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q. Bình Thạnh, Tp HCM

Hotline                   : 0906221468              0981246958

Email                      : ceo@vnpmedia.vn

Fanpage                : https://www.facebook.com/bestbooking.net

 

0906221468
chat-active-icon