Nên Chọn Quảng Cáo Truyền Hình Hay Quảng Cáo Phát Thanh

Quảng cáo truyền hình và quảng cáo phát thanh là hai phương thức truyền thông phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Bên cạnh các điểm tương đồng, mỗi loại hình quảng cáo lại có những nét đặc trưng, ưu điểm độc đáo khác nhau.

Hãy cùng so sánh 2 loại hình quảng cáo đắc lực này để xem hình thức nào hiệu quả và phù hợp với xu hướng quảng cáo hiện nay hơn nhé.

Thời gian ra đời

Trong tất cả các loại hình quảng cáo, phát thanh (Radio) là hình thức ra đời sớm nhất trên thị trường. Đài phát thanh từ lâu đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống. Ở một chừng mực nào đó, Radio không chỉ là công cụ giải trí thu hút người nghe mà còn là kênh tin tức thân thuộc của người dân, thông báo về thời tiết, tình trạng giao thông,  quảng cáo sản phẩm…

Phải đến những năm đầu thập niên 1930, truyền hình mới xuất hiện. Truyền hình ra đời được xem là một sự phát triển, bước tiến mới trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo. Cộng đồng chính thức được tiếp cận tới truyền hình, quảng cáo truyền hình kể từ khi tivi có mặt lần đầu tiên trong phòng khách gia đình.

Đối tượng tiếp cận

Có thể dễ dàng khẳng định, quảng cáo truyền hình có khả năng tiếp cận tới đông đảo khách hàng hơn quảng cáo phát thanh.

Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là bởi theo thống kê tại Việt Nam, hiện nay có khoảng 19 triệu Tivi được sử dụng, và con số này được tăng lên hàng triệu chiếc mỗi năm. Theo đó, khi phát sóng quảng cáo trên truyền hình, hơn 60% hộ gia đình sẽ có khả năng tiếp cận tới quảng cáo trên Tivi. Đặc biệt, truyền hình có 1 lợi thế là có thể đồng thời tiếp cận, tương tác cùng một lúc nhiều đối tượng, ở mọi lứa tuổi, giới tính và tầng lớp xã hội.

Trong khi phát thanh chỉ tiếp cận lượng khách hàng cụ thể. Dù phát thanh đã cải tiến và đổi mới hơn nhưng chúng ta cũng chỉ thấy quảng cáo phát thanh xuất hiện ở các nơi công cộng (công viên, siêu thị,…) hay trên các phương tiện giao thông  (oto, xe bus….). Đây là những nơi không gian rộng và đông đúc khiến thính giả khó tập trung tiếp cận thông tin.

Khả năng tiếp cận

Quảng cáo radio chỉ tác động tới 1 giác quan duy nhất của con người là thính giác, do đó nếu thính giả không chú ý lắng nghe từ đầu nội dung truyền tải thì rất khó có thể tiếp cận trọn vẹn với thông điệp của doanh nghiệp.

Trong khi đó, quảng cáo truyền hình có sự kết hợp đồng thời cả hình ảnh, âm thanh, màu sắc, tác động cùng lúc nhiều giác quan. Do đó, nếu khách hàng có lỡ bỏ qua thông tin đoạn đầu TVC quảng cáo thì vẫn có thể nắm bắt được nội dung sản phẩm, thương hiệu mà doanh nghiệp muốn gửi gắm, thông qua các hình ảnh được phát, dù chỉ lướt qua quảng cáo trong 5 giây.

Nhược điểm

Quảng cáo truyền hình

Mức độ khó khăn để thay đổi: Trong khi với quảng cáo trên báo, việc cập nhật giá cả hay khuyến mãi đặc biệt thường chỉ đơn giản là thay đổi các phiếu mua hàng, còn đối với quảng cáo trên TV là bạn phải cập nhật kịch bản và quay lại toàn bộ mẩu quảng cáo, điều này sẽ tốn thêm tiền.Khâu sản xuất phức tạp, tốn kém: Bạn phải trả tiền dựng TVC, tiền phát sóng, và để quảng cáo trên TV có hiệu quả nhất bạn phải phát đi phát lại nhiều lần. Như vậy, ngân sách phải dồi dào mới theo được hình thức này.

Quảng cáo phát thanh

Khó tiếp cận thông tin đầy đủ: Nếu bạn không nắm bắt được toàn bộ thì không thể quay lại nghe thêm một lần nữa.

Hạn chế thời lượng: Mọi người không phải lúc nào cũng nghe đài, họ chỉ nghe đài vào những thời gian nhất định trong ngày. Một trong những thời điểm tiếp cận được với thính giả nhiều nhất là thời gian lái xe.

Chi phí

Quảng cáo truyền hình được coi là “ông vua” truyền thông về hiệu quả và chi phí. Để có thể xuất hiện vài giây trên truyền hình, bạn sẽ phải chi hàng chục triệu đồng, thậm chí quảng cáo tại các khung giờ vàng có thể mất hàng trăm triệu cho vài giây. Chính bởi chi phí cao, đắt đỏ nên truyền hình được gắn với cái tên là “sân chơi dành cho các đại gia, ông lớn…”

Còn về chi phí quảng cáo phát thanh, giá quảng cáo trên radio thường mềm hơn nhiều các loại hình quảng cáo khác. Bạn chỉ cần bỏ ra 5-7 triệu đã có thể mang thông điệp của doanh nghiệp mình truyền tải trên các kênh radio một cách nhẹ nhàng và đơn giản.

Lời kết

Dù là áp dụng hình thức quảng cáo nào, truyền hình hay phát thanh hay bất kỳ một dịch vụ truyền thông quảng cáo ngoài trời, trong nhà, bạn cũng nên có những chiến lược hoạch định rõ ràng.

Công ty Truyền thông sức mạnh Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 6, Tòa nhà Đoàn Gia, số 5 Thọ Tháp, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0906 211 468

Email: ceo@vnpmedia.vn 

Website: vnpmedia.vn

0906221468
chat-active-icon